越南四方電子報─智邦公益電子報
enews.url.com.tw · October 13,2009Hương quê / 故鄉的味道
Anh yêu bông lúa củ khoai
Yêu người thuần hậu nết na dịu dàng.
Yêu người một nắng hai sương,
Vì nghèo mà phải tha hương kiếm tiền.
Quê hương mưa gió nhạt nhòa
Gạt hai hàng lệ em sang đất Đài.
Nơi đây đảo ngọc phồn hoa
Không làm em mất chất quê thật thà.
Lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng
Hương đồng gió nội em mang theo mình.
Giữa nơi đô hội xa hoa
Con người dễ đứng giữa ngã ba đường.
Một thân con gái dặm trường.’
Tránh sao một lúc ngã lòng buông xuôi.
Biết bao cám dỗ gọi mời
Chỉ cần nhắm mắt một lần là…xong !
Đời hoa chỉ nở một lần
Không biết kiếm tiền rồi cũng phí đi.
Hoa chanh không nở vườn nhà
Sắc hoa trôi dạt đất Đài xa xăm…
Anh tin bản chất thiện lương
Tình em không dễ một ngày phôi pha.
Anh yêu nhiều lắm em ơi !
Làn da rám nắng, mắt cười long lanh.
Đời em vất vả đã nhiều,
Nên em biết quý đồng tiền mồ hôi.
Bàn tay công sức làm ra
Mới thấu nỗi khổ kiếp nghèo xa quê.
Anh yêu vóc dáng mảnh mai.
Chứa đầy nghị lực vượt qua cơ hàn.
Đời em song gió dập vùi
Em vẫn đứng vững trên con đường đời.
Nụ cười hạnh phúc trên môi
Mang công nhỏ bé góp về quê hương.
Hoa chanh vẫn nở vườn nhà
Mùi hương êm dịu thơm nồng bay xa.
Hương quê còn mãi vấn vương
Trên mái tóc dài gió thổi bay bay.
Qua bao thử thách chông gai
Em vẫn đẹp hiền quyến rũ hơn xưa.
Anh yêu đắm đuối say mê
Không phải vẻ ngoài rực rỡ giàu sang.
Mà yêu một nét đơn sơ
Đậm đà tình nghĩa trước sau vẹn tròn.
Thủy chung cho một mối tình
Nước chảy đá mòn tình vẫn không phai.
Đừng vì cuộc sống kim tiền
Bỗng dưng quay mặt trở thành người dưng.
Người quê trọng nghĩa trọng tình
Đừng nên hám bạc mà đời tiêu vong …
Em về anh vẫn chờ mong
Niềm tin son sắc hương quê vẫn còn.
Nồng nàn hơn vạn lúc xưa
Tình ta nguyện giữ Hương Quê trọn đời.
Lê Trọng Hùng
0920314411
Con gái bị lừa bán, cha “học tiếng” để tìm con / 女兒被騙賣出國外,父親學外語找孩子
Sáng 22/8/2007, Thảo, con gái út ông Thắng, khi đó đang học lớp 10, xin phép bố đi sinh nhật bạn rồi biệt tích từ đó. Vậy là, cũng bắt đầu từ những khó nhọc, người cha hết lòng vì con này đã “xuất cảnh” để tìm con nơi xứ người…
Đến chợ Nhật Tân, hỏi người bố đi học tiếng Trung để tìm con, bà hàng nước cạnh cổng chợ chỉ ngay sang bên đường, nơi có một chiếc ô cũ kỹ dựng trước con ngõ nhỏ. “Nhà Thắng đấy, nó lại vừa đi Trung Quốc về. Nghe đâu có hai gia đình đến mượn đi tìm con”.
Một chiếc bàn quây bằng vài tấm gỗ tạp, bên trên có vài chai nước ngọt, mấy chiếc cốc thủy tinh đã lên màu thời gian và một tích trà nóng, xung quanh lỏng chỏng mấy cái ghế nhựa chẳng cái nào lành lặn, là gia tài để ông Thắng mưu sinh, nuôi sống cả gia đình. Thấy tôi tò mò về việc sang Trung Quốc tìm con, ông bảo: “trường kỳ lắm cô ơi, đi hơn 10 chuyến mới gặp được con. Cũng may là chỉ hơn một năm tìm kiếm, tiêu tốn hơn trăm triệu, tôi đã tìm được con, không thì…”. Trả lời câu nói nửa chừng của ông Thắng là một căn nhà không có gì trống rỗng hơn bởi tất cả tài sản đã “đội nón” ra đi cùng với những chuyến tìm con của người bố.
Về “hưu non” từ năm 1990, vợ chồng ông Thắng bươn chải đủ các nghề, kiếm tiền nuôi ba con ăn học. Nhà gần chợ hoa Nhật Tân, sáng sáng chị vợ gánh hàng hoa đi bán rong còn anh Thắng miệt mài với quán nước chè nhỏ, nhặt nhạnh từng hào lẻ. Cuộc sống cứ giản dị trôi qua cho đến sáng 22/8/2007, Thảo, con gái út ông Thắng, khi đó đang học lớp 10, xin phép bố đi sinh nhật bạn rồi biệt tích từ đó.
Cả ngày hôm đó, không thấy con về, ông Thắng tất tả ngược xuôi khắp nơi tìm con nhưng không thấy. Ông sang cả bến xe Gia Lâm, sục sạo vào từng xe khách tìm con, nhưng vẫn biệt tăm. Một tháng liền, ông đóng giả là khách làng chơi, tìm đến các quán “đèn mờ” ở các tỉnh lân cận nhưng cuộc tìm kiếm của ông vẫn không kết quả. Linh cảm con gái bị lừa bán sang Trung Quốc, ông quyết định làm hộ chiếu, ra nước ngoài tìm con.
Chuyến đầu tiên, ông Thắng lên Lạng Sơn, qua bạn bè làm ăn buôn bán ở đây, thuê một người TQ, dẫn đường sang Trung Quốc. Người này dẫn ông đến đồn Công an Bằng Tường trình báo rồi đưa đi một số nhà hàng có gái mại dâm để tìm. Đi đến đâu, ông cẩn thận đánh dấu vào tấm bản đồ mang theo để khỏi quên. Sau một tuần gần như lục tung các khu phố “đèn đỏ”, không tìm được con, ông đành quay về.
Đầu tháng 3/2008, gom được ít tiền, ông Thắng lại sang Trung Quốc nhưng vì người dẫn đường lần trước bận việc nên ông phải đi một mình. Để giúp ông Thắng, người đàn ông này viết cho mấy câu giao tiếp thông dụng, khoanh vùng những khu vực hay có gái mại dâm người Việt.
Như người mù đi giữa phố đông, gặp ai, ông Thắng cũng giơ cuốn sổ viết sẵn mấy câu tiếng Trung và tấm ảnh của con gái song chỉ nhận được những cái lắc đầu. Hơn một tuần trời lùng sục khắp các thị trấn Ninh Minh, Sùng Trổ, Long Châu, Giang Châu, Đại Tân của tỉnh Quảng Tây, không thấy, ông Thắng lầm lũi quay về. Một ý nghĩ chợt lóe lên, ông quyết định: “Phải đi học tiếng Trung, mới có cơ hội tìm thấy con”.
Vậy là tuần ba buổi, ông đạp xe sang ĐH sư phạm, tham gia lớp học tiếng Trung buổi tối. Nhờ sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng, ông tích cóp được vốn từ kha khá, đủ để giao tiếp. Vay mượn bạn bè ít tiền, ông tiếp tục hành trình tìm con. Lần này ông quyết định ra Móng Cái sang Quảng Tây. Qua những câu chuyện với dân buôn bán người Việt Nam, ông hiểu rằng gái Việt sang bán dâm đa số ở các thị trấn, vùng miền núi chứ không “lọt” được vào những khu đô thị, thành phố. Sau khi đánh dấu đỏ vào những thị trấn gần khu vực cửa khẩu, ông Thắng tiếp tục hành trình tìm con.
Gần 100 triệu đồng “tan” theo những lần ông đi Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang, để sang Trung Quốc tìm con nhưng cô bé vẫn “bóng chim, tăm cá”.
Cuối năm 2008, ông quay lại Lạng Sơn , đúng lúc Công an Trung Quốc tổ chức đợt quét vét các tụ điểm mại dâm. Biết tin, ông đến Công an Bằng Tường tìm kiếm sự may rủi và bất ngờ tìm được con trong số những cô gái đó.
Sau lần tìm được con, ông đã mấy lần sang Trung Quốc tìm con hộ hai gia đình ở Bắc Ninh, Nam Định nhưng do chuyến đi ngắn nên chưa thành công. Ông bảo từ giờ đến cuối năm sẽ lên Lạng Sơn chuyến nữa, cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ ông những ngày lưu lạc ở đây. Nhờ họ mà ông thông thạo nhiều điều không có trong sách vở nơi xứ người. Nói đến đây, ông Thắng xua nỗi buồn, cười lạc quan: “Giờ tôi có thể làm hướng dẫn viên du lịch được rồi”…
Theo Thu Trinh
Báo Đất Việt
Nhớ mãi nửa vầng trăng đất Việt / 家鄉月如鉤
Đứng giữa Đài Loan em chẳng hiểu nổi mình
Vấn vương mãi nửa vầng trăng đất Việt
Con sông xưa kỷ niệm thời thơ dại
Cánh đồng làng mang nỗi nhớ hôm nay
Xa anh yêu, xa quê hương đất mẹ
Chốn phồn hoa lặng lẽ lắm ưu phiền
Ánh điện đêm chốn đô thành chói tỏa
Chẳng thể nào sánh bằng ánh trăng rằm quê ta
Đài Loan ơi, có tiền không tình cảm
Khiến lòng em băng giá tuyết mùa đông
Tình cảm vợ chồng chẳng có gì sánh nổi
Nó quý hơn ngọc bích xa khơi
Để ngày đêm em luôn nhớ về anh
Trong giấc mộng tưởng mình chung chăn gối
Anh yêu ơi, khi nào anh buồn nhất
Hãy nhớ thương em nơi đất khách quê người
Đừng nản lòng theo người con gái khác
Giây phút bồng bột em hóa thành người dưng
Đừng nhé, đừng nhé, hỡi anh yêu
Tủi phận lòng em nơi xa xứ
Nước mắt trong em đã cạn rồi
Trái time m nó làm gì có tội
Xin anh đừng làm tan nát nó nghe anh
Hãy giữ vững tình yêu đó trong nhau
Thành tầng lũy lộng lẫy ánh huy hoàng
Em vất vả không bao giờ nản chí
Vững lòng tin nơi đất mẹ anh chờ
Vững lòng tin vượt qua mọi chông gai
Để trở về với muôn vàn hạnh phúc
Anh ơi giữ lấy câu thề
Cho em bớt tủi bớt bề đớn đau
Anh ơi nếu có yêu nhau
Xin làm bến đợi ngày sau em về…
Bích Chưởng – Tuyên Quang
0970-143850
Giận cháy lòng! Đội trưởng Đội Chuyên Cần thuộc Sở Di Dân nghi có liên quan đến việc cưỡng hiếp lao
移民署台中市專勤隊長時保寧涉嫌性侵女性外勞收容人,遭台中地檢署聲押禁見,移民署將其記兩大過免職。47歲的時保寧曾經偵辦過多起仲介公司非法拘禁外勞的案件,還曾經公開呼籲大眾注意「非法外勞的人權」與「外籍女性不能被物化」。(圖片/Nownews.com)
時保寧涉嫌將女性外籍勞工帶到偵訊室猥褻,雖然他將監視器關掉,不過性侵的過程還是都被錄音下來。不過時保寧矢口否認有任何性侵、猥褻女外勞的犯行。
檢方指出,案發時間約在今年三、四月,時保寧多是利用晚間人少時進出偵訊室,被害者有三人,沒有設定是何國籍、何類型的女外勞;目前的困難點在於三名女外勞都已離境,清查還在拘留所的女外勞,都稱沒有遭到猥褻。另外也有民眾檢舉,時保寧涉嫌到酒店飲酒作樂,然後要求外勞仲介業者到場埋單。
移民署表示將全力配合檢調調查;署長謝立功也召集各主管人員,針對現行專勤隊臨時收容制度、錄音、錄影設備檢討改進。
文/四方報
翻譯╱楊玉鶯
Giận cháy lòng!
Đội trưởng Đội Chuyên Cần thuộc Sở Di Dân nghi có liên quan đến việc cưỡng hiếp lao động nữ tại trạm thu dung.
Bài/Báo Bốn Phương
Phiên dịch/Dương Ngọc Oanh
Đội trưởng Đội Chuyên Cần thuộc Sở Di Dân thành phố Đài Trung, Thời Bảo Ninh, bị Sở Kiểm sát Địa phương cấm giữ vì bị nghi liên quan đến việc cưỡng hiếp nữ lao động nước ngoài tại trạm thu dung, đồng thời Sở Di Dân cũng thi hành kỷ luật hai lần phạm lỗi nghiêm trọng và cách chức đối với người này. Thời Bào Ninh năm nay 47 tuổi, từng điều tra xử lý nhiều vụ án về việc môi giới bắt giữ lao động nước ngoài bất hợp pháp, và cũng từng công khai kêu gọi người dân chú ý đến “Nhân quyền của lao động phi pháp” và “Không được vật chất hóa phụ nữ nước ngoài”.
Thời Bảo Ninh bị tình nghi đưa nữ lao động nước ngoài đến phòng hỏi cung và thực hiện hành vi bỉ ổi, mặc dù y đã tắt máy ghi hình, nhưng quá trình cưỡng hiếp vẫn bị ghi âm lại. Nhưng Thời Bảo Ninh thề thốt phủ nhận không hề có bất kỳ hành vi cưỡng hiếp, bỉ ổi đối với nữ lao động nước ngoài. Nhân viên kiểm sát nêu rõ, thời gian xảy ra vụ án vào khoảng tháng 3, 4 năm nay, Thời Bảo Ninh thường lợi dụng buổi tối, ít người ra vào phòng hỏi cung, có 3 người bị hại, không xác định mang quốc tịch gì, hoặc thuộc loại lao động nào; điều khó khăn trước mắt là 3 người nữ lao động nước ngoài ấy đều đã rời khỏi Đài Loan, kiểm tra triệt để tất cả nữ lao động nước ngoài tại trại tạm giam, họ đều bảo rằng không hề bị cưỡng hiếp. Ngoài ra, cũng có người dân tố giác, nghi Thời Bảo Ninh từng đến quán rượu mua vui, sau đó yêu cầu doanh nghiệp môi giới lao động nước ngoài đến trả tiền.
Sở Di Dân cho biết sẽ toàn lực phối hợp với Viện Kiểm sát Điều tra tiến hành điều tra; ông Tạ Lập Công, sở trưởng Sở Di Dân cũng triệu tập nhân viên chủ quản các cấp, nhằm vào chế độ thu dung tạm thời, thiết bị thu âm, ghi hình hiện hành của các Đội Chuyên Cần để tự kiểm điểm và cải tiến.
移民署能保障外勞人權? / Sở Di Dân có bảo đảm được nhân quyền của Lao động nước ngoài?
移民署能保障外勞人權? / Sở Di Dân có bảo đảm được nhân quyền của Lao động nước ngoài?
文╱葉毓蘭,為婦女救援基金會董事
翻譯╱楊玉鶯
美國在今年的全球人口販運報告書上,認為台灣在預防人口販運、起訴人口販子、保護人口販運被害人等作為上,力有未逮,仍有相當的進步空間。正當政府與民間團體齊力為維護台灣的名譽努力之際,卻傳來移民署台中專勤隊隊長假借職權猥褻或性侵女性收容人醜聞,幾年來的心血,可能因此個案而化為烏有,政府當局斷不可等閒視之。
在台灣,外勞被定位為暫時遞補勞動力的「客工」(Guest Workers),其勞動條件可謂是台灣勞工市場的最低下限,其權益和人身自由也處處受到雇主限制與法令綑綁。與香港、新加坡等國相較,外勞在台灣所面對的環境嚴酷許多:付出的仲介費比其他亞洲國家高,轉換雇主的條件也較星、港嚴苛,不僅不能選擇外宿,甚至無法自由休假。外勞尚需面對雇主無故遣返的威脅。凡此種種,都使得當今台灣的外勞人權深陷泥淖,也是外勞逃逸率節節升高的原因。
雖然法務部訂有被害人鑑別原則,但治安機關,包括檢察官在緝獲逃逸外勞時,並未落實鑑別程序,多以「違法者」視之,深究彼等逃逸背後主要原因,與國際間的強迫勞動無異,許多違法者或違規者,其實就是強迫勞動的被害人。而貪瀆的移民、警政、司法與勞政官員,更是共犯!
在國際間評估各國在防制人口販運的努力程度時,會關注是否能夠有效執法、嚴厲起訴定罪人口販子;與打擊助長販運活動並從中牟利的公務員的貪瀆行為。早在2007年3月美國發表的各國人權報告中,便直指台灣「官員腐敗、對婦女施暴和歧視、販運人口、及虐待外籍勞工」。當時不肖的外事警察,利用業務即將移撥的倥傯之際,與人口販運集團勾結,偽造重入國許可,或假查緝之名訛詐外勞高額贖金,藉以達到控制、虐待、剝削之實,對台灣的形象傷害既深且劇。
移民署成立迄今兩年餘,風波不斷,有人歸責於移撥的員警是劣幣所致,筆者卻以為期期不可以此為藉口,應該從制度的建立謀求改進。移民署草創初期,組織內部審核機制不夠落實,可能是主因。過去業務尚未移撥前,諸如外勞查緝之事後審核皆有一套複審程序,上級審核人員可就筆錄內容及相關資料進行了解分析員警是否涉及不法,有時甚至直接對外勞進行複訊,藉此達到杜絕弊端之效。
權力需要制衡,離鄉背井的外勞,其處境較本國人脆弱許多,也容易滋生處理外勞的官員們貪瀆的誘因。過去警察機關設有督察政風,作為預防管控的機制,警察違紀犯法仍時而有聞,而移民署成立後,由於編制不足,在內部督察政風系統之運作能否發揮防患未然的效果,值得深思,但願台中專勤隊長性侵收容人會是最後的個案!
(2009-09-08刊載於中國時報,經作者同意後翻譯轉載)
Sở Di Dân có bảo đảm được nhân quyền của Lao động nước ngoài?
Bài╱Diệp Dục Lan – Thành viên Ban Giám đốc Quỹ Cứu Viện Phụ Nữ
Phiên dịch╱Dương Ngọc Oanh
Năm nay, Bản báo cáo Buôn người Toàn cầu của Mỹ cho rằng về mặt phòng chống buôn người, khởi tố tội phạm buôn người, bảo vệ người bị hại v.v…Đài Loan vẫn lực bất tòng tâm, không gian để Đài Loan tiến bộ hơn vẫn còn rất lớn. Trong khi Chính phủ và các Đoàn thể nhân dân nỗ lực cố gắng để bảo vệ danh dự quốc gia, lại xảy ra việc Đội trưởng Đội Chuyên Cần thuộc Sở Di Dân Đài Trung lợi dụng chức quyền thực hiện hành vi đồi bại hoặc cưỡng hiếp nữ lao động tại trạm thu dung, tin xấu lan truyền, có thể tâm huyết trong hơn mấy năm nay sẽ vì việc này mà trở thành hư không, vì thế chính phủ và các cơ quan chức năng không thể xem đây là một việc bình thường.
Tại Đài Loan, lao động nước ngoài được xem như “khách công”(Guest Workers, người lao động làm việc trong thời gian ngắn), chỉ là người lao động bổ sung tạm thời, có thể nói, điều kiện lao động của họ nằm trong giới hạn thấp nhất của thị trường lao động Đài Loan, quyền lợi và tự do cá nhân của họ cũng bị chủ sử dụng lao động hạn chế, đồng thời cũng phải chịu sự trói buộc của các pháp lệnh. Môi trường mà người lao động nước ngoài tại Đài Loan phải đối mặt, so với các nước như Hồng Kông, Singapore, có thể nói là ngặt nghèo hơn rất nhiều: chi phí môi giới mà họ phải trả đắt hơn chi phí của lao động các nước Châu Á khác, điều kiện chuyển chủ cũng khó khăn hơn Singapore, Hồng Kông, không những không được chọn ở bên ngoài, thậm chí còn không được tự do nghỉ phép. Người lao động nước ngoài còn phải đối mặt với nguy cơ bị chủ sử dụng lao động trả về nước mà không cần lý do. Vân vân và vân vân, tất cả những điều này đều khiến nhân quyền của người lao động nước ngoài tại Đài Loan hiện nay lún sâu vào bùn, và cũng là nguyên nhân khiến số lượng lao động nước ngoài bỏ trốn càng ngày càng nhiều.
Mặc dù Bộ Pháp Vụ có quy định về nguyên tắc phân biệt giám định người bị hại, nhưng cơ quan an ninh, bao gồm nhân viên kiểm sát trong khi chấp hành nhiệm vụ truy bắt lao động bỏ trốn, vẫn chưa hoàn toàn chấp hành trình tự phân biệt giám định, đa số đều xem họ nhưng “kẻ phạm pháp”, đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động phải bỏ trốn, sẽ thấy điều này chẳng khác gì hành vi áp bức lao động trên thế giới, thật ra, rất nhiều kẻ phạm pháp hoặc người vi phạm đều là nạn nhân của việc cưỡng bức lao động. Và đồng phạm chính là hành vi tham ô khinh mạn của các cơ quan di dân, cảnh sát hành chính, nhân viên tư pháp và nhân viên hành chính lao động!
Khi thế giới đánh giá trình độ nỗ lực trong việc phòng chống buôn người của các nước, thường quan tâm đến việc luật pháp có được chấp hành 1 cách hiệu quả, có khởi tố kẻ bị định tội buôn người 1 cách nghiêm khắc; và các hành vi tham ô công kích trợ giúp hoạt động buôn người từ đó thu lợi của các nhân viên công chức. Từ tháng 3 năm 2007, trong bản báo cáo về nhân quyền các nước do Mỹ phát biểu, đã chỉ ra rằng Đài Loan là 1 nước “có tổ chức quan lại đen tối; có hành vi bạo lực và kỳ thị phụ nữ; buôn bán và ngược đãi lao động nước ngoài”. Lúc đó, nhân viên cảnh sát ngoại vụ có hành vi xấu xa, lợi dụng sự cấp bách trong thời gian chuẩn bị chuyển giao trách nhiệm công việc, cấu kết với các tập đoàn buôn người, làm giấy phép tái nhập cảnh giả, hoặc lợi dụng danh nghĩa truy bắt để lường gạt khoản tiền chuộc lớn của lao động nước ngoài, từ đó thực hiện hành vi khống chế, ngược đãi, bóc lột; gây nên tổn thất to lớn cho hình tượng quốc gia của Đài Loan.
Sở Di Dân thành lập đến nay đã được hơn 2 năm, sóng gió không ngừng, có người quy trách nhiệm vào năng lực của nhân viên cảnh sát được giao nhiệm vụ quá kém, nhưng tôi nghĩ rằng, không thể lấy đó làm lý do, mà phải tìm cách cải tiến việc thành lập của các chế độ. Khi Sở Di Dân mới thành lập, nguyên nhân chính có thể là do cơ chế xét duyệt tổ chức nội bộ chưa được toàn vẹn. Trước khi các công tác cũ chưa được hoàn toàn bàn giao, như việc xét duyệt sau khi truy bắt lao động nước ngoài đều phải theo 1 trình tự phúc thẩm quy định, nhân viên xét duyệt cấp trên có thể căn cứ theo nội dung khẩu cung và các tài liệu liên quan để tiến hành tìm hiểu, phân tích xem nhân viên cảnh sát có liên quan đến hành vi bất hợp pháp không, thậm chí đôi khi còn trực tiếp tiến hành tái lập khẩu cung đối với lao động nước ngoài, từ đó đạt được hiệu quả trong việc ngăn chặn triệt để các tệ nạn.
Quyền lực cần được khống chế và cân bằng, tình cảnh của người lao động nước ngoài rời bỏ quê nhà xuất ngoại làm việc khó khăn hơn người bản địa rất nhiều, và cũng là miếng mồi hấp dẫn khiến các nhân viên quan chức chuyên xử lý việc của lao động nước ngoài nảy sinh hành vi tham độc. Trước đây, cơ quan cảnh sát có chính sách đốc xét phong cách hành chính để làm cơ chế ngăn ngừa, khống chế và quản lý, nhưng vẫn thường xảy ra việc nhân viên cảnh sát vi phạm, phạm pháp, rồi sau khi Sở Di Dân thành lập, do biên chế không đầy đủ, việc vận hành hệ thống đốc xét phong cách hành chính nội bộ có thể pháot huy hoàn toàn hiệu quả phòng ngừa hay không vẫn còn là 1 vấn đề đáng được quan tâm, hy vọng việc Đội trưởng Đội Chuyên Cần thuộc Sở Di Dân Đài Trung cưỡng hiếp lao động được thu dung sẽ là 1 vụ án cuối cùng!
(Bài từng đăng trên Thời Báo Trung Quốc vào ngày 08-09-2009, đã được tác giả đồng ý phiên dịch và chuyển đăng.)